CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG E-LEARNING CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Đồng chí Trần Phú quê ở A. xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. B. xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. C. thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh D. xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Câu 2. Sau khi tốt nghiệp Thành Chung (1922),...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án

Câu 1. Đồng chí Trần Phú quê ở

A. xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

B. xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

C. thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh

D. xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Câu 2. Sau khi tốt nghiệp Thành Chung (1922), đồng chí Trần Phú được bổ nhiệm

A. về dạy học ở Trường Tiểu học Cao Xuân Dục (Nghệ An).

B. làm tri huyện huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.

C. về dạy học tại Trường Quốc học Huế.

D. về dạy học tại trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.

Câu 3. Một trong những người bạn thân cùng lớp với đồng chí Trần Phú những năm học ở Trường Quốc học Huế là

A. Hà Huy Tập.

B. Đào Duy Anh.

C. Đặng Thai Mai.

D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 4. Một trong những người thầy có ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng yêu nước và cách mạng của đồng chí Trần Phú là

A. Võ Liêm Sơn.

B. Nguyễn Thiếp.

C. Phan Bội Châu.

D. Lê Văn Thiêm.

Câu 5. Năm 1925, đồng chí Trần Phú tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?

A. Hội Phục Việt.

B. Đảng Thanh niên.

C. Việt Nam Quang phục hội.

D. Duy Tân hội.

Câu 6. Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu (1926), đồng chí Trần Phú có hoạt động nào sau đây?

A. Tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc phụ trách.

B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Tham gia sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Tham gia tổ chức Tâm Tâm xã.

Câu 7. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng tại

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 8. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10-1930) đã thông qua văn kiện nào sau đây?

A. Chính cương vắt tắt.

B. Sách lược vắn tắt.

C. Điều lệ tóm tắt.

D. Luận cương chính trị.

Câu 9. Một trong những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú trên cương vị Tổng Bí thư là cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

A. xây dựng và củng cố tổ chức Đảng các cấp.

B. lãnh đạo phong trào dân chủ 1936-1939.

C. lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

D. chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang.

II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý A, B, C, D của câu hỏi thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây về dự thảo Luận cương Chính trị (tháng 10-1930) do Trần Phú soạn thảo: "Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".

Văn Kiện Đảng, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr104.

A. Cách mạng muốn thành công phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.

B. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của mọi giai cấp trong xã hội Đông Dương.

C. Đảng Cộng sản cần có đường lối đúng đắn và có quan hệ mật thiết với quần chúng.

D. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của riêng giai cấp công nhân Việt Nam.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày hiểu biết của bản thân về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú. Làm rõ những đóng góp của đồng chí Trần Phú đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 2. Sách Trần Phú tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, trang 105,106 có đoạn: "Bắt được Tổng Bí thư Trần Phú, bọn mật thám và cảnh sát đưa đồng chí về giam và hỏi cung tại bốt Pôlô rồi đến bốt Catina, nhiều tên mật thám, đao phủ nhà nghề của thực dân Pháp đã thay nhau giở mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ mua chuộc, nhưng đều bất lực trước tinh thần kiên trung, bất khuất của đồng chí Trần Phú... Biết việc hỏi cung không có kết quả, thực dân Pháp đưa Trần Phú về giam ở Khám lớn Sài Gòn chờ ngày đưa ra toà án xét xử... Chế độ tàn bạo của nhà tù đã làm sức khoẻ của Tổng Bí thư Trần Phú suy kiệt, bệnh tràng nhạc và bệnh lao phổi tái phát nặng hơn. Để mong có thể khai thác những bí mật của cách mạng, bọn cai ngục đã đưa Trần Phú tới Nhà thương Chợ Quán để chữa trị... Biết Tổng Bí thư Trần Phú không thể qua khỏi, các đồng chí ta đấu tranh đề nghị được đưa anh về Khám lớn để chăm sóc. Sáng ngày 06-9-1931, khi các đồng chí cơ sở của ta tới phòng giam tại Nhà thương Chợ Quán, thì bệnh tình của đồng chí Trần Phú đã rất nguy kịch. Mặc dù vậy, đồng chí vẫn gắng gượng đem hết chút sinh lực còn lại nhắn nhủ với các bạn chiến đấu rằng: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững khí chí chiến đấu!” rồi lả đi và trút hơi thở cuối cùng trên tay các đồng chí các bạn chiến đấu của mình khi mới 27 tuổi đời...Gần 5 tháng bị bắt và bị giam cầm với muôn vàn thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ thâm độc của kẻ thù, chiến thắng vẫn thuộc về người Tổng Bí thư Trần Phú trẻ tuổi anh hùng của Đảng ta".

1. Từ trích đoạn trên, hãy làm rõ chí khí chiến đấu của người cộng sản Trần Phú (khoảng 3.000 từ).

2. Là học sinh THCS, em cần làm gì để phát huy tinh thần cách mạng của đồng chí Trần Phú trong học tập và cuộc sống hàng ngày? (khoảng 2.000 từ).

1
15 tháng 4 2024

9a

 

28 tháng 1 2024

ở đây nhé bạn!

17 tháng 12 2023

Đây là môn Toán, không phải Quốc phòng an ninh, lần sau bạn đổi chủ đề đúng với bài tập của mình nhé.

4 tháng 12 2023

Công An,hải quân