CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG E-LEARNING CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1

Đoạn thơ gợi lên một thông điệp sâu sắc về giá trị của thời gian và tình cảm gia đình. Lời thơ như lời nhắn nhủ, khơi dậy ý thức trân trọng từng khoảnh khắc bên người thân, đặc biệt là mẹ - biểu tượng của tình yêu vô điều kiện. Câu thơ “Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết” như nhắc nhở chúng ta đừng để những cơ hội yêu thương vuột qua. Cuộc đời vốn dĩ “rất mau qua,” mùa thu của thời gian chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi, và tình cảm gia đình cần được vun đắp trước khi những điều quý giá trở thành quá khứ. Hình ảnh “Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa” là biểu tượng của sự mất mát và nuối tiếc, khi ta nhận ra đã quá muộn để bày tỏ yêu thương. Thông qua đó, đoạn thơ không chỉ khắc họa sự vô thường của cuộc đời mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn trong hiện tại. Nó thức tỉnh mỗi người, đặc biệt trong guồng quay vội vã của cuộc sống, hãy dành thời gian cho những giá trị cốt lõi - gia đình và những người ta yêu quyys.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:                 Chốn quê Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo? (Nguyễn Khuyến) Thực hiện các yêu cầu từ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

                Chốn quê

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Nguyễn Khuyến)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Hình ảnh người nông dân được thể hiện trong bài thơ qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ sau:

               Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

               Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

              Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

              Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 6. Tình cảm yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người là thông điệp quý giá mà bài thơ “Chốn quê” mang lại cho người đọc. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày quan điểm của em về giá trị của tình người trong cuộc sống.

0
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)  Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.  Bà lái đò      Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông,...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

 Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

 Bà lái đò

     Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn. Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan. Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ. Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    – Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

     – Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

     Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết. Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hất thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái. Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

     – Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

     Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức. Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu. Anh Bảo – tên Việt Nam của đồng chí Đức – đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ. Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn. Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

     Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

     – Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

     – Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

     – Các đồng chí này không phải là người Pháp mà là người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

     Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

     – Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

     – Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

     – Nhà bà ở đâu?

     – Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

     – Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

     – Tôi góa, chỉ có một thằng bé.

     Bà mở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Trích Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn gồm Kép Tư Bền (1935), Đào kép mới (1937)…; Tiểu thuyết gồm Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)… Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:           HƠI ẤM Ổ RƠM        (Nguyễn Duy) Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ   Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm. Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm, Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm hơn...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:    

      HƠI ẤM Ổ RƠM

       (Nguyễn Duy)

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

 

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

 

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò. 

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

(In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

* Chú thích:

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc gặp gỡ tình cờ đầy ấm áp. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp gỡ giữa ai với ai.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

             Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

             Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.

Câu 4. Nhận xét về hình ảnh “ổ rơm” xuất hiện trong bài thơ.

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ.

0
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM) Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.     [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam.

    [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy vợ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, không để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra. Khi bất đắc dĩ có việc phải về nhà, anh mới có dịp gặp lại mẹ…].

     Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước. Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:

     – Con đã về đấy ư?

    – Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? – Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.

     – Bà ở đây một mình thôi à?

     Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:

     – Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.

     – Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không?

     Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.

     – Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.

     – Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:

    – Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy.

     Bà cụ yên lặng một lát.

     – Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.

     Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người. Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi: 

     – Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?

     Tâm nhìn ra ngoài đáp:

     – Như thường rồi.

     Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:

     – Ở làng có việc gì lạ không?

     Bà cụ trả lời:

     – Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. [….]

     Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:

      – Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.

     – Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm.

      Tâm lại an ủi:

     – Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.

     Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:

     – Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho.

    Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt. Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra. [….]

     (Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.24-27)

* Chú thích: Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh Thạch Lam. Tác phẩm hướng về đời sống bình dị, tình cảm nghiêng về người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Lối viết trữ tình hướng nội, khơi sâu vào đời sống bên trong với những rung động và cảm giác tế vi.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.     Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.

    Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác.

     Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo:

      – Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại.

      Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói:

      – Mày học hành sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi!

     Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ:

     – Mẹ đừng lo! Qua kì thi này, con lại mập lên cho mẹ coi!

     Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kì thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo:

     – Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp.

     Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ “thưởng” tôi một cái cốc trên trán:

      – Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa!

     Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bí cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi vung tay cốc cho nó một phát.

(Trích Hạ đỏ, Nguyễn Nhật Ánh, Nxb Trẻ, 2019)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì?

Câu 2. Xác định ngôi kể trong truyện.

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 4. Xác định từ ngữ địa phương trong câu văn “Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết.”. Tìm một từ ngữ toàn dân tương ứng.

Câu 5. Chi tiết “Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng.” gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ?

Câu 6. Từ nội dung, thông điệp của văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày quan điểm của mình về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

1
19 tháng 1

ĐÂY LÀ BÀI LÀM CỦA EM Ạ

CÂU 1 : Thể loại của đoạn trích trên là truyện dài

CÂU 2 : Ngôi kể của truyện là : ngôi thứ nhất

CÂU 3 : Chủ đề của vb là tình yêu gia đình

CÂU 4 : - Những từ địa phương là :" đậu phộng" , " rau om " , " bí đỏ".

- Những từ ngữ toàn dân tương ứng : đậu phộng = lạc , rau om = ngò om , bí đỏ = bí ngô

CÂU 5 : Chi tiết trong câu hỏi trên gợi lại cho em tình cảm thương sót , yêu thương mẹ của nhân vật tôi bất lực trước mắt vì nhìn thấy mẹ buồn nhưng ko thể làm gì đc.

CÂU 6 : BÀI LÀM

Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.

18 tháng 1

.