CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG E-LEARNING CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm): Nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết Suối nguồn (tác giả Ayn Rand, NXB Trẻ, 2010) đã nói: Em không đứng ở điểm cuối của bất kì truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống. Là một người trẻ, anh/chị có suy nghĩ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm):

Nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết Suối nguồn (tác giả Ayn Rand, NXB Trẻ, 2010) đã nói: Em không đứng ở điểm cuối của bất kì truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống.

Là một người trẻ, anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm được thể hiện ở câu nói trên?

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trả lời cho câu hỏi đó.

Chú thích: Nguyễn Phong Việt sinh năm 1980 tại Phú Yên, là nhà báo, nhà thơ có nhiều tập thơ tạo nên hiện tượng xuất bản, được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Anh đã ba lần đạt được giải “Bút mới” của báo Tuổi trẻ. Thơ của Nguyễn Phong Việt như những lời thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng lại làm cho độc giả cảm nhận được rất nhiều điều về cuộc sống, về tình yêu cũng như những vấn đề trong đời sống con người.

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN                                               Phạm Văn TìnhTiếng Việt chúng mình có từ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN

                                               Phạm Văn Tình

Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh.
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.

* Chú thích: Nhân dịp tham dự tọa đàm "Tiếng Việt ân tình" chào mừng ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/09/2024, PGS. TS. Phạm Văn Tình bày tỏ niềm vui khi được chia sẻ về nét đẹp của tiếng Việt. Thầy Tình đã gửi đến các bạn khán giả bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" do chính mình sáng tác. 

0
âu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.                    MẹCon bị thương, nằm lại một mùa mưaNhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽNhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhàTrái chín rụng suốt mùa thu lộp độpNhững dãy bưởi sai,...
Đọc tiếp

âu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

                    Mẹ

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

“Ông mất lâu rồi...” - Mẹ kể con nghe
Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc,
Mắt nhoà đục và mái đầu tóc bạc
Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm...

Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng,
Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt
Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt
Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi.

Mẹ cười xoà, nước mắt ứa trên mi:
- “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó, ba lô còn treo đó,
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”

...Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!

Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn,
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ...
Từng giọt máu trong người con đập khẽ,
Máu bây giờ đâu có của riêng con?

                                         1972

                                      Bằng Việt

0